Chịu đau là sẽ đẹp? Nhận định này có đúng với phương pháp lăn kim

Lăn kim là một trong những phương pháp làm đẹp da khá phổ biến hiện nay. Vậy thực chất phương pháp này là gì, cơ chế họat động ra sao, tác dụng của nó mang lại là gì? Và có phải chỉ cần chịu đau giỏi thì bạn sẽ được làn da như ý muốn không? Đừng bỏ qua bài viết này trước khi bạn nghía đến “phương pháp lăn kim” nhé!

1. Phương pháp lăn kim hiểu thế nào cho đúng?

Khái niệm: Phương pháp lăn kim còn được gọi là liệu pháp tăng sinh collagen, bởi cơ chế đặc thù giúp tăng khả năng sản sinh collagen mạnh mẽ, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách tự nhiên và an toàn. Phương pháp này sử dụng một bánh lăn nhựa chứa gần 200 đầu kim rất bén, rất nhỏ (khoảng 0.07mm), dài từ 0.2 – 0.3mm, đầu kim thường được làm bằng silicon hoặc thép không gỉ trong y khoa. Khi lăn kim trên da, làn da phản ứng với những vết kim này như là những vết thương và tạo ra nhiều yếu tố làm lành da trong đó chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da. 

                     Lăn kim - phương pháp làm đẹp thông dụng của phái đẹp

Cơ chế hoạt động của phương pháp lăn kim: Sở dĩ mọi người thường truyền tai nhau rằng: Lăn kim để trị sẹo lồi lõm, trị mụn là vì phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế tái sinh làn da, cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể thông qua chuỗi các tác động sinh lý phức tạp như sau:

Đầu kim lăn sẽ gây ra “những tổn thương giả” rất nhỏ giúp thúc đẩy hoạt động của tế bào mà không phá hủy chúng, kích thích và biến đổi tế bào da phát triển tới tế bào sừng – lớp trên cùng của biểu bì. Da sẽ được tái tạo mới, được làm đầy và đẹp hơn. Đồng thời tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể giúp tăng sinh các tổ chức liên kết da, tăng sinh collagen giúp làm mới và mịn da, làm đầy các vết sẹo rỗ cũng như sẹo lõm ở vùng da điều trị. 

Điểm qua những công dụng của phương pháp lăn kim

  • Tăng sản sinh collagen, elastin
  • Kích thích tái tạo lớp biểu bì
  • Tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu bì

Lăn kim là phương pháp làm đẹp da được nhiều các sao lựa chọn

2. Thực hư câu chuyện lăn kim và những điều cần lưu ý

Thực sự là nếu bạn là người giỏi chịu đau, bạn đã từng trải qua cảm giác tê tái khi lăn kim, và đinh ninh rằng khi mũi kim dừng, da bạn sẽ đẹp ra, thì bạn hoàn toàn sai. Lời khuyên từ Chợ Tình Của Boo là bạn hãy bỏ ngay suy nghĩ ấy đi. Bởi kết quả lăn kim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cách bạn lăn kim
  • Công cụ bạn sử dụng
  • Tình trạng da mặt hiện tại
  • Cơ địa và khả năng tái sinh collagen của cơ thể bạn

Nếu bạn không thể tự kiểm tra sức khỏe “da” của bạn thì bạn nên tìm đến bác sỹ da liễu, người sẽ giúp bạn giải đáp tình trạng da hiện tại và xem liệu rằng nếu bạn dùng phương pháp lăn kim đúng cách thì sẽ có bao nhiêu % thành công.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp lăn kim

Trước tiên hãy xác định tình trạng da của bạn trước khi lựa chọn hình thức và sản phẩm lăn kim. Có rất nhiều hình thức lăn kim trên thị trường hiện nay:

  • Một là lăn kim thủ công. Với phương pháp này, kỹ thuật viên sử dụng con lăn bằng tay thiết kế như cây lăn sơn, có tay cầm và vòng quay cắm hàng trăm đầu kim. Người dùng tự điều chỉnh lực mạnh, nhẹ và tốc độ nhanh, chậm khi trị liệu. Phương pháp này có thể tự thực hiện tại nhà với đầu kim ngắn. Tuy nhiên lưu ý là nếu bạn là người mới làm quen với lăn kim, hãy chú ý đến chất liệu đầu kim, đầu kim silicon nhỏ, mềm sẽ hợp với da bạn hơn đấy. Thêm nữa, hãy sử dụng serum phù hợp theo quy trình được hướng dẫn sẵn để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé. Gợi ý cho các bạn một trong những sản phẩm lăn kim tại nhà hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay là set lăn kim chăm sóc da Max Clinic Neo Tingle Pactch Roller Program - sản phẩm này được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, đầu kim làm bằng silicon chuyên dụng, có đi kèm serum đặc trị, khá dễ sử dụng và không gây tổn thương ảo nhiều, phù hợp với những ai muốn thử làm đẹp bằng lăn kim tại nhà nhưng chưa trải nghiệm lần nào.

Bộ sản phẩm lăn kim chăm sóc da Max Clinic

  • Lăn kim bằng bút điện: Sản phẩm này mang hình dáng cây bút nhưng chạy bằng động cơ điện và có đầu tròn gắn kim lăn. Khi trị liệu, chuyên viên sẽ cầm dụng cụ di chuyển trên mặt bạn, tùy vùng da mà họ điều chỉnh tốc độ lăn, lực tác động cho phù hợp.
  • Lăn kim bằng máy Dermastamp: Thiết bị điện tử này có khả năng tự điều chỉnh sự lên xuống, tốc độ chạy của đầu kim theo tình trạng da hoặc do kỹ thuật viên cài đặt. Thay vì thao tác lăn truyền thống, Dermastamp thực hiện chu trình dập đầu kim liên tục như máy khâu. Thường những phương pháp này bạn nên đến những địa chỉ spa uy tín, trong quá trình lăn kim phải bổ sung collagen cho da theo chế độ khoa học.

Thứ hai, thời gian phục hồi da bạn bao lâu là phù hợp? Đây cũng là câu hỏi bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh những bỡ ngỡ và những biến chứng không mong muốn. Hiện tượng da bị viêm và bong tróc nhẹ, rươm máu là điều bình thường khi điều trị. Đừng nên hoang mang quá nhiều. Bởi tình trạng này sẽ giảm dần từ 1-2 ngày tùy theo cơ địa từng người. Để giảm thiểu tình trạng này, ba giờ sau khi điều trị hoặc chậm nhất là ngay sáng hôm sau, bạn nên bảo vệ da với kem chống nắng chỉ số 30 có chứa những khoáng chất tốt cho làn da.

Thứ ba, chế độ dinh dưỡng cho da cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị. Việc bạn bổ sung thêm collagen và nguồn vitamin thiết yếu cho da sẽ có tác dụng rất tốt trong quá trình lăn kim.

Thứ tư, đừng lăn kim khi mặt đang trọng tình trạng mụn nhé, điều này sẽ khiến da bạn trở nên tổn thương hơn và gây ra viêm nhiễm, thậm chí nhiễm trùng và hư da nếu áp dụng sai kỹ thuật.

Điểm cuối cùng cần lưu ý khi lăn kim là bao lâu thì nên thực hiện lăn kim 1 lần? Vấn đề này bạn có thể thăm hỏi bác sĩ điều trị. Tuy nhiên trung bình giữa các đợt điều trị thường cách nhau từ 6-8 tuần. Ví dụ như bạn muốn cải thiện những vết sẹo mụn hiệu quả trên 70% thì tối thiểu phải điều trị từ 2 – 3 lần. Không như những phương pháp khác chỉ hạn chế cho vùng da mặt, lăn kim có thể được áp dụng cho tất cả các phần da trên cơ thể (cổ, cánh tay, chân…).

Diệu Linh (Tổng hợp)

Ảnh: Internet

--------------------       

Chợ Tình Của Boo

   


BOO BEAUTY
BOO BEAUTY