Điều trị và phòng tránh căn bệnh "nhấp nhổm"

Tất cả chúng ta ai cũng có sẵn những búi trĩ trong cơ thể. Những búi trĩ là do những tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng giãn và phồng lên tạo ra. Và căn bệnh trĩ chính là bệnh lý được hình thành do quá trình co dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết.

1. Trĩ và táo bón là… đôi bạn thân

Có thể nói, nguyên nhân chính của các ca bệnh trĩ là do xuất phát từ táo bón. Khi táo bón, việc đi vệ sinh trở nên khó nhọc hơn so với bình thường do phân khô và cứng. Càng cố rặn, càng gia tăng áp lực vùng ổ bụng, kéo theo hậu môn và trực tràng hết bị kéo căng rồi lại đè xuống, gây cản trở cho việc lưu thông máu các tĩnh mạch, ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng.

Khi đó, những tĩnh mạch vùng này muốn đưa máu về tim phải thắng được áp lực cao này nên sẽ ngày càng phồng to lên và giãn ra gây bệnh trĩ. Trường hợp táo bón nặng và lâu ngày, có thể khiến búi trĩ bị trầy xước, vỡ ra dẫn đến khi đại tiện ra máu. Vệ sinh không kĩ hoặc không chữa trị kịp thời sẽ gây bội nhiễm do vi trùng trong phân, gây loét và tắc búi trĩ dẫn đến cơn đau trĩ cấp.


Táo bón là một trải nghiệm đau đớn cho bất kỳ ai mắc phải

Nếu táo bón gây trĩ thì các vòng xoắn trĩ lại càng khiến táo bón trầm trọng và khó chữa dứt điểm. Vì cơn đau quá chấn động khi niêm mạc bị tách rời khiến người bệnh sợ hãi và không dám đi vệ sinh. Điều này càng khiến cho phân bị tắc nghẽn trong ruột và táo bón ở lại với ta lâu hơn.

Không chỉ vậy, nếu từng phẫu thuật cắt trĩ, sẹo hình thành ở hậu môn khiến cửa hậu bị co hẹp, khó mở rộng cũng gây khó khăn khi đi đại tiện. Vòng luẩn quẩn táo bón-trĩ-táo bón này có thể dẫn đến viêm loét trực tràng và dẫn đến ung thư.

Vòng tuần hoàn trĩ và táo bón gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh

2. Điều trị bệnh trĩ và cách phòng chống

Bệnh trĩ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Nỗi đau "nhấp nhổm” khiến bạn không thể thoải mái vận động cũng như có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

-Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ngồi một chỗ kéo dài, quá lâu, sẽ càng làm gia tăng nguy mắc bệnh trĩ. Theo đó tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người không vận động là 72,9%, và giảm xuống chỉ còn 43% khi bạn chăm vận động. Đặc biệt lưu ý với dân văn phòng, cần vận động, đi lại sau khoảng 40-50 phút ngồi một chỗ.

-Phòng tránh ngay tình trạng táo bón bằng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả. Hạn chế các món ăn cay nóng như rượu, bia, cà phê, ớt, hạt tiêu,… vì gây khó chịu khi được thải qua đường hậu môn.

-Uống nhiều nước luôn là giải pháp đơn giản nhất nhưng không phải ai cũng nhận ra được tầm quan trọng của bổ sung nước hằng ngày. Mặc dù không trực tiếp gây bệnh trĩ nhưng uống ít nước sẽ khiến cho nước tại đại tràng ít hơn, mà ruột già là nơi hấp thụ nước trở lại cơ thể qua hệ huyết mạch tại đây. Khi mà uống ít nước thì ruột già vẫn làm nhiệm vụ hấp thu nước trở lại làm cho phân khô và cứng, gây nên táo bón. Chính vì vậy, hãy chú ý cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể nhé!

-Ngồi xổm, đi vệ sinh quá lâu cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nhiều người có thói quen đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện nhưng không biết đã vô tình làm tăng áp lực hậu môn, từ đó có thể dẫn đến hình thành nên các búi trĩ.

-Ngoài ra, nên hạn chế mang vác nặng, duy trì việc tập thể thao nhẹ nhàng và thói quen đại tiện hàng ngày.

Làm gì khi lỡ mắc bệnh trĩ?

Trong y học phân loại trĩ ngoại và trĩ nội với 4 cấp độ. Búi trĩ nội ở cấp độ III và IV thường phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ. Khi phát hiện những dấu hiệu như: chảy máu khi đi đại tiện, búi trĩ ló ra ngoài (sa búi trĩ) hoặc đau rát, sưng tấy vùng hậu môn… hãy nhanh chóng đến phòng khám để được chuẩn đoán và chữa bệnh. Ngoài ra, nếu tình trạng táo bón quá thường xuyên, bạn cũng nên đi khám để được tư vấn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như loại bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị cụ thể như dùng thuốc (thuốc uống, đặt tại chỗ…) hoặc bằng dụng cụ (tiêm chất xơ, đốt lạnh, thắt túi tĩnh mạch bằng vòng cao su…) hay phẫu thuật để cắt các búi trĩ (dao điện, laser…).

Ngoài ra, y học cổ truyền Việt Nam và thế giới cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi như khô trĩ tán, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tìm hiểu thông tin thật kĩ và hết sức thận trọng khi áp dụng để tránh bệnh nặng càng nặng thêm.

Với cơ chế dùng dược thảo thiên nhiên để phục hồi các mạch máu và cơ gân vùng hậu môn, hồi sinh trực tràng, giúp tự co rút về vị trí cũ và không còn ra máu mỗi khi đại tiện, Fresh Under được xem như giải pháp cấp thời và cực kỳ hiệu quả cho người bệnh trĩ.

Dạng bột mịn thẩm mỹ và dễ sử dụng, Thảo dược đặc trị Fresh Under được cấp phép bởi Bộ Y Tế Úc, cam kết không pha trộn hóa chất, không gây nấm, mốc, phản ứng phụ và an toàn với vùng da nhạy cảm.

Fresh Under, thảo dược đặc trị cho bệnh nhân trĩ

Ngoài giải pháp "thoa ngoài”, "uống trong” với các công thức từ thảo dược thiên nhiên như rau diếp cá, nghệ, quả sung… cũng được cho là giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch và làm co búi trĩ.

Rau diếp cá xay nhuyễn chắt lấy nước uống mỗi ngày cũng là phương pháp ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Dù chọn lựa giải pháp nào, sự kiên trì, chịu khó của người bệnh luôn là điều kiện tiên quyết để trị dứt điểm căn bệnh khó nói này.


Yume Huỳnh (TH)

----------

CHỢ TÌNH CỦA BOO

Makeup-Skincare-Supplement




BOO BEAUTY
BOO BEAUTY