CHỌN KEM CHỐNG NẮNG PHÙ HỢP VỚI TỪNG LOẠI DA – TƯỞNG DỄ NHƯNG ÍT AI LÀM ĐÚNG

Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tại Mỹ, bạn có biết cứ 5 người thì sẽ có 1 người có nguy cơ bị ung thư da trong bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời. Và 90% nguy cơ ung thư da có liên quan trực tiếp đến cường độ tia cực tím (UV). Điều đó giải thích cho lý do vì sao kem chống nắng trở thành vật bất ly thân của nhiều người.

Ở Việt Nam, tháng 07 cũng là tháng của những đợt nắng nóng đỉnh điểm. Cháy nắng, bỏng da do tiếp xúc với nắng cường độ cao hoặc không biết lựa chọn kem chống nắng đúng cách đều có thể dẫn đến ung thư da và nỗi sợ lớn nhất của phụ nữ - đó chính là sợ nám da hay lão hóa.

Làm thế nào để ngăn chặn? Tham khảo ngay những thông tin hữu ích mà Chợ Tình đem đến trong bài viết sau trước khi quyết định chọn mua sản phẩm chống nắng, bảo vệ làn da mình một cách tối ưu và hiệu quả.

Mỗi loại da sẽ phù hợp với 1 loại kem chống nắng khác nhau.

 Khái niệm cơ bản về kem chống nắng

Trong kem chống nắng chứa khoảng 17 thành phần chống nắng đã được kiểm duyệt bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chúng bao gồm cả thành phần vật lý và thành phần hóa học.

Bảng thành phần thường thấy trong kem chống nắng dưỡng da đã qua kiểm duyệt. Nhưng tất cả chúng không phải lúc nào cũng tốt cho da của bạn.

 Thông thường, bạn sẽ thấy các loại kem chống nắng hóa học chứa thành phần như: PABA (para-aminobenzoic acid), cinnamates giúp hấp thụ tia UV và chuyển đổi bức xạ mặt trời thành năng lượng nhiệt. Ngược lại, kem chống nắng vật lý thường chứa kẽm oxit và titan dioxit, làm chệch hướng và phân tán tia UV trước khi chúng thâm nhập vào da của bạn.

Đương nhiên, cả 2 loại này đều hiệu quả và an toàn nếu sử dụng đúng cách. Câu hỏi đặt ra là thành phần nào trong kem chống nắng thì phù hợp với bạn? Ví dụ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì nhu cầu chống nắng của chúng hoàn toàn khác với người lớn.

Hoặc kem chống nắng dành cho da khô có thể không phù hợp với người thường xuyên bị mụn trứng cá hoặc mụn bọc.

Các hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn giải “bài toán” chống nắng và tìm ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu làn da.

Đối với làn da trẻ nhỏ: Luôn nhớ hóa chất có thể gây kích ứng đối với làn da mỏng manh của trẻ, các thành phần như PABA và Oxybenzone rất có thể sẽ gây kích ứng và bào mỏng da trẻ. Ngược lại, những thành phần vật lý như kẽm oxit, Titanium Dioxide thường có khuynh hướng được hấp thụ tốt hơn đối với da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thậm chí da của người cực kỳ nhạy cảm.

Tuy nhiên, dùng kem chống nắng cho trẻ thực chất là một “cuộc chiến”. Hãy chọn những sản phẩm có bao bì bắt mắt để tìm được sự thích thú từ trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn sản phẩm dạng xịt để dễ sử dụng, và nên xịt ra tay sau đó hãy thoa lên mặt bé yêu nhé!

Chọn kem chống nắng cho trẻ nhỏ đòi hỏi sự cẩn thận, đọc kỹ thành phần chống nắng bởi làn da của trẻ rất mỏng và dễ bị kích ứng.

1. Xịt chống nắng dành cho trẻ em Sun Marina Kids SPF 50+ 150ml 

2. Kem chống nắng dành cho mẹ và bé Mr Hero Mom & Kids Perfect Sun Cream SPF 50+++/PA+++

 Đối với da mụn, da dễ dị ứng và mắc chứng rosacea (chứng đỏ mặt): Với bệnh nhân mắc chứng đỏ mặt, da dị ứng và bị mụn nhiều thì nên tránh các sản phẩm có chứa chất bảo quản, hương liệu, hoặc sản phẩm chứa  PABA hoặc oxybenzone,...

Trong những sản phẩm kem chống nắng vật lý, những thành phần như Axit salicylic và ecamsule.10 hoàn toàn không phù hợp với da hay dị ứng.

Bệnh nhân mắc chứng rosacea không nên dùng sản phẩm chứa cồn. Người hay bị mụn, tình trạng mụn trầm trọng không nên dùng chống nắng dạng kem (vì dạng này thường chứa nhiều chất béo), dễ làm mụn tái phát liên tục, thay vào đó, chống nắng loại gel được khuyến cáo sử dụng.

Đối với da khô: Loại da này không quá khó để tìm kem chống nắng. Bạn có thể chọn kem chống nắng vật lý hoặc hóa học đều được, thường miễn là chứa thành phần dưỡng ẩm an toàn. Những thành phần nên chọn là lanolin, dầu, chiết xuất nha đam, silicon như dimethicone.

Chọn kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm để giúp da không bị mất nước.

1. Kem chống nắng SK-II Whitening Source Derm Definition Uv Lotion SPF50

2. Kem chống nắng dưỡng ẩm Mizon UV Sun Protector Cream SPF50+ PA+++

 Kem chống nắng dưỡng ẩm thường có công thức từ cream (kem), lotions (sữa dưỡng), ointments (thuốc mỡ). Bạn nhớ đọc kỹ thành phần trên nhãn dán trước khi chọn kem chống nắng nhé!

Đối với da dầu / hỗn hợp: Đối với da dầu, tiêu chí đầu tiên để chọn được kem chống nắng tốt là kết cấu sản phẩm mỏng nhẹ (dạng sữa, gel), thành phần không chứa dầu (no-oil, no-sebum) nhằm giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Nếu da thường xuyên đổ dầu mà còn phải thoa một lớp kem dày thì thật là “ác mộng” với làn da, thậm chí còn khiến da đổ dầu nhiều hơn và dễ nổi mụn.

Da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu thì chống nắng dạng sữa / gel khá phù hợp.

1.Kem chống nắng, dưỡng ẩm Bioré UV Aqua Rich Watery Essence SPF50

Chống nắng dưỡng ẩm Bioré UV Aqua Rich Watery Gel SPF50

2. Sữa chống nắng trắng da Kose 2018 White UV Milk SPF50+/PA++++

1. Kem chống nắng siêu chống nước Kanebo 2018 Allie Extra UV Gel SPF50+/PA++++

2. Kem chống nắng Kanebo Allie Ex UV Moisture Gel SPF50

3. Kem chống nắng Innisfree Perfect UV Protection Cream Triple Care SPF50+

4. Kem chống nắng, kiềm dầu Innisfree Daily UV Protection Cream No Sebum SPF35

Đối với da nám / có tiền sử ung thư: Người bị nám hoặc có tỉ lệ gốc nám đáng báo động, hãy dùng kem chống nắng tăng cường có độ SPF 30 + trở lên, thoa trước khi ra ngoài 30 phút và thoa lại sau khoảng 2 giờ. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm viên uống chống nắng để đạt được bảo vệ toàn diện hơn.

Đối với da nám, ngoài việc dùng kem chống nắng có phổ quang rộng, sử dụng viên uống chống nắng tăng cường là gợi ý thích hợp để bảo vệ da toàn diện hơn.

 Đối với da thường: Đây là loại da dễ chiều nhất trong tất cả các loại da, vì thế hầu như bạn có thể dùng bất kỳ loại kem chống nắng nào. Tuy nhiên, vào mùa Hè vẫn nên ưu tiên những sản phẩm nhẹ, mát, không gây bí bách đối với làn da.

Đối với da xỉn màu: Làn da sậm màu cũng có thể là do cháy nắng. Khi đó, việc chọn kem chống nắng bảo vệ da là rất cần thiết. Nếu da của bạn thâm, sạm, hãy cảnh giác với kem chống nắng vật lý nhé, đặc biệt là các sản phẩm chứa thành phần titanium, chẳng những không tiệp vào da, mà da bạn còn trắng bệt trông mất thẩm mỹ.

Giải pháp là bạn nên chọn kem chống nắng kết cấu phân tử siêu nhỏ (micronized), giúp chúng pha trộn và tiệp ngay vào da. Chống nắng hóa học với độ SPF 15+ trở lên là phù hợp nhất!

Đối với người lớn tuổi: Đừng nghĩ rằng lớn tuổi thì không nên dùng kem chống nắng bởi chúng là 1 trong những sản phẩm skincare vừa bảo vệ da khỏi tia UV, vừa giúp đẩy lùi quá trình lão hóa da (gây ra đồi mồi, nếp nhăn,...) do tuổi tác và môi trường.

Bạn có thể chọn kem chống nắng vật lý hoặc hóa học đều được, có thể chọn dạng xịt vừa tiện dụng vừa ít bị bết rít.

 Như vậy, việc chọn kem chống nắng thật sự không thể qua loa. Nhưng nếu bạn không chống nắng, thì công cuộc dưỡng da của bạn sẽ “đổ sông đổ bể” hết đó! Chợ Tình hy vọng các cô gái sẽ có được sự lựa chọn tốt nhất cho làn da để luôn xinh đẹp và rạng ngời nhé!

 Nội dung: Diệu Linh (lược dịch từ skincancer)

Hình ảnh: chotinhcuaboo

Tham khảo:

https://www.skincancer.org/prevention/sun-protection/sunscreen/choosing

http://nubry.com/beauty/choosing-sunscreen-for-my-skin-type/

https://www.lorealparisusa.com/beauty-magazine/skin-care/sun-care-and-self-tanning/sunscreen-for-your-skin-type.aspx

 

BOO BEAUTY
BOO BEAUTY