Cồn trong mỹ phẩm có thực sự hại như bạn tưởng?

Không phải ngẫu nhiên mà cồn lại được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm, mặc cho các khuyến cáo nguy hiểm xuất hiện dày đặc trên các mặt báo... mạng. Cồn trong mỹ phẩm có thực sự chỉ gây hại cho da?

CÁC LOẠI CỒN TRONG MỸ PHẨM

Có tới 2 khái niệm về cồn trong mỹ phẩm, đó là: Cồn béo & cồn khô. 2 loại cồn này nhìn chung đều đóng một vai trò quan trọng nhất định trong danh sách thành phần chứ không hoàn toàn hại như chúng ta vẫn tưởng.

Cồn béo (Fatty alcohol)

Được xem là loại cồn có ích đối với da, nếu sử dụng ở nồng độ thích hợp. Một số loại cồn trong mỹ phẩm được sử dụng rất nhiều là behenyl alcohol, cetyl alcohol, cetearyl alcohol, myristyl alcohol và stearyl alcohol. Vai trò chính của các loại cồn này là hòa tan dầu và nước để tạo thành hỗn hợp kem (hoặc lotion) đồng nhất, điều chỉnh độ đậm đặc của các hỗn hợp và dưỡng ẩm da.
 

Cồn béo giúp định hình kết cấu và tăng khả năng dưỡng ẩm cho kem
 
Tuy nhiên, một số cồn béo có khả năng gây kích ứng da nhạy cảm hoặc gây mụn nhiều hơn ở da dầu.

Cồn khô (Dry alcohol)

Được sử dụng nhiều trong rượu, bia. Một số loại cồn khô thông dụng là alcohol, alcohol denat, benzyl alcohol, ethanol, methanol, ethyl alcohol, isopropyl alcohol và các SD alcohol. Ở nồng độ cao, cồn khô có khả năng làm khô da và gây ra một số kích ứng từ nhẹ đến nặng, và cũng như cồn béo, cồn khô có thể gây ra kích ứng nếu da bạn quá nhạy cảm.

Tuy nhiên, ở nồng độ hợp lý, cồn khô đóng vai trò là dung môi giúp mỹ phẩm đi vào da nhanh hơn rất nhiều lần, đồng thời kiềm dầu và se lỗ chân lông hiệu quả, là thành phần "con cưng” của các cô nàng da dầu.
 

 
Cồn khô giúp bảo quản mỹ phẩm tốt hơn

Dưới góc độ kỹ thuật, cồn khô có tác dụng:

- Tăng tuổi thọ mỹ phẩm: Tính khử trùng của cồn khô giúp việc bảo quản mỹ phẩm trở nên tiện lợi và lâu dài hơn.

- Bảo vệ kết cấu mỹ phẩm: Cồn khô là dung môi giúp hòa tan các chất bên trong mỹ phẩm lại với nhau, giúp kem (lotion) mịn, nhẹ và không bị kết tủa.

HƯỚNG DẪN NHẬN BIẾT NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MỸ PHẨM

Trong bảng thành phần của bất cứ sản phẩm nào, một thành phần nằm càng gần vị trí đầu tiên càng có nồng độ cao (và ngược lại). Theo đó, có thể nhận biết được nồng độ con trong my pham thông qua vị trí của cồn trên danh sách thành phần. 

Cụ thể như sau:

- Từ vị trí thứ 10 trở đi: Dưới 10%. Nồng độ này thích hợp với da khô, da hỗn hợp thiên khô và da nhạy cảm.

- Vị trí thứ 5 – 6: Trên 20%. Nồng độ này phù hợp với hầu hết các loại da. 

- Vị trí thứ 2 – 3: Trên 30%. Nồng độ cồn cao, đặc biệt phù hợp với da dầu.
 


Nước hoa hồng DHC Platinum Silver Nanocolloid có chứa cồn nằm ở vị trí thứ 2 và 3 trong bảng thành phần, sử dụng công nghệ nano siêu việt giúp khả năng hấp thụ của da ở mức tối đa

Gần đây, thuật ngữ "alcohol-free” xuất hiện ngày càng nhiều và dần trở thành một tiêu chuẩn mà người tiêu dùng đặt lên hàng đầu khi chọn mua mỹ phẩm. Mỹ phẩm alcohol-free không gây khô da hay bất cứ kích ứng nào có liên quan tới cồn, tuy nhiên, chỉ nên được xem là sản phẩm dành riêng cho "thế giới” của những làn da nhạy cảm.

Nước hoa hồng không cồn Neutrogena dành cho da nhạy cảm
 
Nếu da bạn không thuộc vào dạng trên, hãy cứ tự tin lựa chọn cho mình một loại mỹ phẩm có chứa cồn thích hợp, đừng vì những nhầm lẫn đáng tiếc mà vội bỏ qua lợi ích tuyệt vời mà cồn trong mỹ phẩm mang lại nhé!

CHỢ TÌNH CỦA BOO (TH)
BOO BEAUTY
BOO BEAUTY